ESS

Mỗi tuần có thêm 50-70 lỗ hổng bảo mật mới

Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Bộ TT-TT), lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại ở bất cứ đâu, trên website hoặc các ứng dụng trên website, trong các thiết bị IoT, trong các API và mã nguồn, trong các giao thức mã hóa hay truyền tải, trong các thiết bị mạng, trong các hệ điều hành phổ biến (Windows, Linux, iOS…) hoặc các phần mềm, ứng dụng của các hệ điều hành này trên trên cả máy tính và điện thoại…

NCSC dẫn nguồn từ cvedetails.com cho biết, trong 5 năm gần đây, từ năm 2018 đến 2021, số lượng lỗ hổng bảo mật được phát hiện và công bố đã liên tục gia tăng, từ con số 16.557 trong năm 2018 đã tăng lên mức hơn 18.325 trong năm 2020 và trên 20.000 vào năm 2021.

Lỗ hổng bảo mật được các hãng công nghệ lớn đặc biệt quan tâm, bởi một điểm yếu có thể bị khai thác bởi đối tượng xấu để thực hiện các cuộc tấn công mạng, nhằm mục đích thực hiện các hành động phi pháp lên hệ thống mục tiêu.

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số nên lỗ hổng có khả năng xuất hiện ngày càng nhiều. Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng có nguy cơ bị tấn công mạng.

Để chủ động ứng phó, Cục An toàn thông tin đã và đang thực hiện phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xuất hiện mã khai thác cũng như hành vi khai thác của từng lỗ hổng nhằm giúp các đơn vị, tổ chức tối ưu nguồn lực trong việc cảnh báo an toàn thông tin và cập nhật các bản vá lỗ hổng.

Từ đó, Cục An toàn thông tin sẽ cảnh báo những lỗ hổng nguy hiểm hoặc có mức độ ảnh hưởng lớn diện rộng.

Share with us:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest